Giới thiệu tuyển sinh năm 2023 ngành CNKT Máy tính
Giúp người học và sinh viên có cái nhìn tổng quan về ngành học, tổ hợp xét tuyển, trúng tuyển các năm trước, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ...
1. Tổng quan
Có rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau mang lại nhiều tiềm năng lớn trong tương lai, một trong những lĩnh vực trong đó như Ngành công nghệ kỹ thuật máy tính đã và đang là một lĩnh vực đầy hứa hẹn và đa dạng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nước ta và thế giới hiện đại.
Là một trong những trường đào tạo về kỹ thuật hàng đầu trên cả nước, hiện nay ngành CNKTMT đang được đào tạo tại Khoa Điện tử của trường ĐHCNHN, sinh viên sẽ được tham gia học tập lý thuyết và thực hành, nghiên cứu khoa học tại các phòng học, các phòng thực hành, các phòng nghiên cứu được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của quá trình giảng dạy và học tập. SV được học tập và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, tận tâm với sự nghiệp giáo dục.
2. Tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh).
3. Mã xét tuyển: 7480108.
4. Thời gian đào tạo: 4 năm, cấp bằng Cử nhân.
5. Điểm chuẩn và chỉ tiêu 3 năm gần nhất của ngành CNKT Máy tính trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội:
Năm 2020: 24 điểm
Năm 2021: 25.10 điểm
Năm 2022: 24.7 điểm
6. Học phí của ngành công nghệ kĩ thuật máy tính:
Các học phần hiện nay đa phần là 380.000đ/tín chỉ, mỗi năm nhà trường sẽ tăng không quá 10% học phí. Đây là mức học phí được đánh giá là phù hợp với một ngành ứng dụng công nghệ, kỹ thuật.
7. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:
Trên 94% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương 8-30 triệu đồng/tháng.
8. Vị trí việc làm phù hợp:
Sinh viên ngành CNKTMT có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm để làm việc trong các môi trường làm việc ở các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, các viện nghiên cứu, các trường đại học/cao đẳng; làm việc ở các vị trí việc làm khác nhau như nghiên cứu, phát triển, bảo trì, vận hành phần cứng, phần mềm của các hệ thống được điều khiển bởi máy tính. Cụ thể:
- Thiết kế, chế tạo phần cứng (các mạch điện/điện tử) và viết phần mềm cho các thiết bị tự động hóa, các thiết bị thông minh. Ví dụ như hệ thống tự động hóa sản xuất trong các nhà máy; nhà thông minh, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh; …
- Thiết kế, tối ưu, kiểm tra phần mềm máy tính, phần mềm trên các thiết bị di động, phần mềm nhúng.
- Quản trị, bảo trì, sửa chữa, cài đặt máy tính và các hệ thống mạng máy tính.
Thứ Năm, 13:26 20/07/2023
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.